Kanku đầu tiên trong số hai katas trong sê-ri Kanku Kanku Dai là một trong những katas dài nhất trong Shotokan karate và được cho là lấy tên của một vị tướng Trung Quốc đến Okinawa với tư cách là một phái viên.
Kata này giới thiệu một số kỹ thuật mới như ryo-sho-hiji-tate-fuse và chudan-ni-mae-geri. Thuật ngữ “Dai” có nghĩa là “lớn hơn” và dùng để chỉ độ dài và sức mạnh của bài kata này. Có hai lần KiAi trong bài Kanku Dai, lần đầu tiên xảy ra ở động tác chudan-nukite-zuki, và cú đánh thứ hai xảy ra ở động tác thứ hai đến cuối cùng trong kata, một cú đá chudan-ni-mae-geri. Kata này bao gồm 65 động tác.
Các video thực hiện bài quyền Kanku Dai
Đi quyền Kanku Dai đồng đội 3 Nam
Đi quyền Kanku Dai thiếu nhi tham gia thi đấu
Kanku-Dai Kata by Mahiro Takano
Ý NGHĨA CỦA BÀI QUYỀN KANKU-DAI
Đây là một bài quyền cổ. Tên cũ của nó là Kusanku. Gọi Kanku-Dai là để phân biệt với Kanku-Sho, bài quyền mới được sáng tác sau này.
Tổ sư Funakoshi Gichin đặc biệt thích bài quyền này, bởi theo thầy, bài quyền phản ảnh rõ nét nhất đặc trưng của nghệ thuật Karate-Do.
Kanku hay Kwanku, tiếng Nhật có nghĩa là “Nhìn vào bầu trời” (Kan: nhìn, Ku: bầu trời).
Động tác mở đầu bài quyền thể hiện tư tưởng chủ đề của bài quyền: Hai bàn tay mở ra với đầu của ngón bàn tay phải tựa lên đầu của ngón bàn tay trái, tạo nên một khoảng trống hình tam giác giữa hai bàn tay. Hai bàn tay từ từ đưa lên khỏi đầu. Dừng lại. Giật mạnh hai tay ra hai bên, rồi từ từ đưa xuống, vẽ thành một vòng tròn, để cuối cùng gặp nhau ở điểm xuất phát. Về mặt kỹ thuật, đó là một đòn đỡ kép. Về mặt tư tưởng, nó ngầm chứa 3 nội dung sau:
– Một là, mọi hiện hữu đều hình thành từ “không” và rồi sẽ trở về với “không”. Suy ngẫm về điều này giúp người tập vượt lên trên nỗi sợ hãi tầm thường để có cái tâm “vô úy” của một Karateka chân chính.
– Hai là, việc nhìn vào khoảng không trong xanh, vô nhiễm được thu nhỏ qua hình tam giác giúp tạo nên năng lực tập trung tinh thần, vốn là yêu cầu hàng đầu của người đi quyền, cũng là yêu cầu hàng đầu của con người trong đời sống hàng ngày.
– Và ba là, đấy còn là lời nhắn nhủ, hãy nhìn mọi sự đúng như bản chất của nó chứ không nhìn qua lăng kính chủ quan của mình.
Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật ! Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy để lại bình luận và ý kiến góp ý dưới đây nhé !
Nguồn: Tổng Hợp từ Internet