Trang chủ Tin tức Karate của nước nào? Quá trình phát triển của Karate tại Việt...

Karate của nước nào? Quá trình phát triển của Karate tại Việt Nam

0
821
5/5 - (2 bình chọn)

Bạn đang không rõ bộ môn võ thuật karate của nước nào đúng không? Sau đây cùng mình tìm hiểu nhé.

Karate (空手からて (Không Thủ)?) hay Karate-dō (空手道 からてどう (Không Thủ Đạo)?) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Qua tìm hiểu nội dung trên từ wikipedia thì ta biết được Karate (karatedo) có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Bạn xem thêm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Karate đồng thời tham khảo 2 bài viết dưới đây do mình sưu tầm và copy về để chia sẻ.

NGUỒN GỐC MÔN VÕ KARATE – MÔN VÕ TRUYỀN THỐNG NỔI TIẾNG CỦA NHẬT BẢN

Nhật Bản là quốc gia có rất nhiều điều đặc biệt. Võ thuật của họ cũng phát triển rất đa dạng với các bộ môn nổi tiếng như Judo, Aikido, Sumo…. Một môn võ khác cũng rất nổi tiếng của họ là Karate. Môn võ này trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và được mọi người biết đến như một nghệ thuật chiến đấu không sử dụng vũ khí vô cùng hiệu quả. Hôm nay, Kickfit Sports sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguồn gốc môn võ Karate nhé.

Nguồn gốc môn võ Karate

Karate có nguồn gốc từ Nhật Bản từ khoảng 500 năm trước

Nguồn gốc môn võ Karate xuất phát từ hòn đảo Okinawa Nhật Bản vào khoảng 500 năm trước. Theo nhiều nguồn tin, Karate được ra đời trong hoàn cảnh vua Shohashi cấm sử dụng vũ khí trên hòn đảo để ngăn chặn chiến tranh. Từ đó mọi người tạo ra những kỹ thuật bằng tay không để chiến đấu bảo vệ bản thân. Khi đó mọi người đặt tên môn võ này là Tode.

Theo những thông tin còn sót lại, một du khách người Trung Quốc tới thăm đảo Okinawa và truyền dạy Kung Fu cho người dân trên đảo. Kết hợp với Kung Fu Trung Quốc mọi người gọi là Te tức là tay. Thông tin chính xác về nguồn gốc của Karate đã bị thất truyền do vì chính sự nghiêm ngặt của bộ môn này. Thời bấy giờ, các buổi dạy võ của sư phụ cho đệ tử cũng phải giữ bí mật kín.

Quá trình phát triển của Karate

 

Karate được truyền bá tại các trường học cuối thế kỷ 20

Karate được phổ biến ở 3 thành phố Shuri, Naha và Tamarai. Mỗi thành phố phát triển môn võ theo cách riêng. Các phân nhánh ngày nay thể hiện rõ điều này: Shotokan và Shito-ryu chủ yếu chịu ảnh hưởng của phong cách từ thành phố Shuri, đó là Shuri-te và Goju-ryu mặt khác bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi Naha-te.

Cuối thể kỉ 20, Anko Itosu bắt đầu truyền dạy rộng rãi cho những người muốn học Te tại các trường học ở Okinawa. Học trò của Itosu là Gichin Funakoshi đã dành trọn cuộc đời mình để nỗ lực quảng bá hình ảnh Te đến khắp nơi trên nước Nhật. Trong quá trình đó, ông đã thực hiện nhiều thay đổi để người Nhật có thể dễ dàng tiếp cận môn võ này hơn. Điển hình như đổi tên thành Karate như ngày nay. Trong nhưng năm cuối đời, ông đã thành lập nên Hiệp Hội Karate Nhật Bản (JKA). Tổ chức ra đời với mục đích đưa Karate trở thành môn võ mang tầm vóc quốc tế.  Họ điều các võ sư có trình độ đi truyền đạt võ thuật khắp thế giới.

Những năm 1945, các võ đường mọc lên như nấm sau mưa ở Mỹ. Có hàng triệu võ sinh theo học môn võ này trên khắp thế giới. Ngày nay, Karate vẫn giữ được vị thế là một trong những môn võ phổ biến nhất thế giới. Karate là niềm tự hào của Nhật Bản mặc dù nguồn gốc của nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Quá trình phát triển của Karate tại Việt Nam

Quá trình phát triển của Karate tại Việt Nam

Karate được du nhập vào Việt Nam khá sớm và trở thành môn võ phổ biến, được nhiều võ sinh theo tập. Võ sư người Nhật Bản Suzuki Choji (鈴木長治) là người truyền bá chính và đưa karate vào Việt Nam đầu tiên. Xảy ra nhiều cuộc hành trình, đạo đường đầu tiên của thầy Suzuki Choji chính thức đi vào hoạt động vào năm 1963 tại Huế.Những thế hệ môn sinh đầu tiên của Karate Việt Nam như Ngô Đồng, Nguyễn Xuân Dũng, Hạ Quốc Huy, Lê Văn Thạnh… đã trưởng thành từ đây. Trong thời gian đó, một số cao đồ của thầy đã xin mở các lớp học karete ở các trường Đại học. Từ đó môn võ nổi tiếng thế giới này dần được lan rộng ở Việt Nam.

Đến những năm 90 của thế kỷ XX, con đường giao lưu văn hoá thể thao giữa các nước phát triển, bộ môn Karate có cơ hội hội nhập, phát triển và lan rộng ở nhiều tỉnh tại Việt Nam. Liên đoàn Karate Việt Nam cũng đã được thành lập, các chương trình huấn luyện và thi đấu của môn võ này cũng được thống nhất trên toàn quốc theo đúng Luật thi đấu của Liên Đoàn Karatedo Thế Giới (WKF).

Kết luận

Trên đây là những thông tin về nguồn gốc môn võ Karate Kickfit Sports cung cấp tới cho bạn bạn. Một môn võ có lịch sử không quá lâu đời nhưng lại có nguồn gốc không mấy rõ ràng. Tuy nhiên, Karate vẫn là một môn võ vô cùng tuyệt vời. Vì vậy, bạn không cần quá quan tâm đến nguồn gốc của môn võ Karate. Hãy tận hưởng điều tuyệt vời mà môn võ này mang lại bằng cách tập luyện. Nếu còn điều gì cần giải đáp, hãy để lại ý kiến ở phần bình luận hoặc liên hệ hotline để được tư vấn kỹ nhất.

Nguồn: https://kickfit-sports.com/nguon-goc-mon-vo-karate-mon-vo-truyen-thong-noi-tieng-cua-nhat-ban/

 

Nguồn gốc môn võ karate

Karate là môn võ thuật có nguồn gốc ở Nhật Bản với các đòn đánh đặc trưng là đấm, đá, sử dụng cùi chỏ, đầu gối và kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Môn võ này có lịch sử phát triển lâu dài và từng chịu ảnh hưởng từ môn võ kung-fu của Trung Quốc.

Khi thảo luận về võ thuật, karate có lẽ là một trong những môn võ đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến, bởi vì nó đã xuất hiện trong vô số bộ phim hành động, chương trình truyền hình và trò chơi điện tử. Ngày nay, các bậc phụ huynh trên khắp thế giới thậm chí còn gửi con em mình đi học môn võ cổ xưa này với mục đích rèn luyện thân thể và trang bị kỹ năng tự vệ.
Ảnh: Wikipedia.
Karate bắt nguồn ở vùng Okinawa, Nhật Bản vào thế kỷ 14. Hình thức ban đầu của nó là môn võ “te” chủ yếu được luyện tập bởi các học giả thuộc tầng lớp trung lưu Pechin tại quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa.
Năm 1372, vua Sattoo của Chuzan (một trong ba vương quốc tại Okinawa) đã thiết lập mối quan hệ thương mại với nhà Minh, Trung Quốc. Khi giao dịch thương mại tăng lên, hai quốc gia cũng tích cực trao đổi văn hóa và nhiều lĩnh vực khác. Năm 1392, nhiều gia đình Trung Quốc chuyển đến Okinawa và thành lập Kumemura – một cộng đồng dân cư bao gồm các học giả, nhà ngoại giao và quan chức. Họ đã mang theo một bề dày kiến thức về nghệ thuật, khoa học và võ thuật của Trung Quốc tới vùng đất mới. Theo chiều hướng ngược lại, nhiều thành viên của tầng lớp thượng lưu Okinawa đã đến thăm Trung Quốc thường xuyên.
Mặc dù môn võ te tồn tại từ trước, nhưng nó đã bị ảnh hưởng và có sự pha trộn với môn võ kung-fu của Trung Quốc trong quá trình giao lưu văn hóa. Ban đầu te có rất ít động tác, và các học viên thậm chí còn thực hiện chúng với đôi chút sự khác biệt. Những hình thức karate thời kỳ đầu này có tên gọi chung là Shuir-te, Nah-te hoặc Tomari-te.
Năm 1477, vua Sho Shin của Vương quốc Lưu Cầu (thống trị phần lớn quần đảo Ryukyu) ban hành luật cấm vũ khí với mục đích tránh xa các hoạt động chiến tranh và xây dựng cuộc sống hòa bình. Luật này bắt đầu được thực thi ở Okinawa không lâu sau đó.
Những thay đổi về mặt luật pháp đã có một tác động sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa. Quan trọng nhất, những người dân thường cần tìm cách tự vệ mà không dùng đến vũ khí. Vì vậy, các môn võ đề cao việc sử dụng vũ khí dần trở nên ít phổ biến. Điều này cũng dẫn đến sự gia tăng các thế võ có nguồn gốc từ bộ môn kung-fu của Trung Quốc được đưa vào te, tạo ra “kara-te”.
Giống như hầu hết các môn võ thuật có nguồn gốc từ châu Á, thuật ngữ “karate” có một ý nghĩa thú vị. Dịch tên của những môn võ này cho chúng ta biết rất nhiều về nghệ thuật thi đấu và triết lý đằng sau chúng.
Ví dụ, môn võ Jujutsu được dịch là “Nhu thuật”. Điều này tóm tắt một cách tuyệt vời triết lý của jujutsu – sử dụng năng lượng và chuyển động của đối thủ để chống lại họ một cách khéo léo và uyển chuyển.
Karate là sự kết hợp của hai từ “kara” với ý nghĩa “trống rỗng” hoặc “không”; và “te” có nghĩa là “bàn tay”. Do đó, karate có thể dịch là “bàn tay không”, với hàm ý người học môn võ này chỉ dùng tay không để chiến đấu.
Nếu xét theo ý nghĩa của “Tính không” (hoặc Tánh không) trong góc nhìn Phật giáo, “kara” cũng có thể hiểu là “người tập võ cần thanh tẩy bản thân, thoát khỏi những suy nghĩ ích kỷ và xấu xa. Chỉ với một tâm trí và lương tâm trong sáng, người tập võ mới hiểu hết kiến thức mà người khác truyền dạy”.
Năm 1901, võ sư Anko Itosu đã giúp đưa karate vào chương trình giảng dạy của tất cả các trường công lập ở Okinawa. Ông nỗ lực đơn giản hóa các thế võ karate, làm cho chúng dễ tiếp cận hơn với những người mới bắt đầu. Các học trò của ông sau này đã trở thành những võ sư karate nổi tiếng nhất thế giới. Vì lý do đó, Itosu được mệnh danh là “ông tổ của karate hiện đại”.
Ngoài Itosu, một võ sư karate khác tên là Gichin Funakoshi cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của karate hiện đại. Sau khi sáng lập hệ phái Shotokan karate, Funakoshi đã tích cực truyền bá và làm cho karate trở nên phổ biến trên các khu vực còn lại của Nhật Bản.
Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, bởi vì xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ có rất nhiều xáo trộn. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở mức rất xấu, khi hai quốc gia xảy ra cuộc Chiến tranh Trung–Nhật lần thứ nhất (1894-1895). Thêm vào đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản từ năm 1905 đến năm 1945, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc. Lịch sử karate gắn liền với kung-fu của Trung Quốc, vì vậy môn võ này khó được chấp nhận ở Nhật Bản.
Để làm cho karate trở nên giống với các môn võ thuật khác của Nhật Bản có xu hướng nhấn mạnh yếu tố tinh thần trong khi chiến đấu, người ta đã thêm vào sau “karate” hậu tố “dō” (Đạo). Tên gọi mới “karate-dō”, ngụ ý rằng võ thuật là một con đường dẫn đến tri thức.
Tuy nhiên, việc thay đổi tên là chưa đủ. Karate cần phải được trường dạy võ Dai Nippon Butoku Kai chấp nhận. Sau khi thành lập vào năm 1895 tại Kyoto, ngôi trường này nhanh chóng mở rộng và chịu sự kiểm soát của Chính phủ Nhật Bản. Việc giảng dạy võ thuật như một vũ khí chiến tranh, chủ yếu nhằm mục đích thúc đẩy hiệu quả chiến đấu và phải phù hợp về mặt tư tưởng với chủ nghĩa dân tộc cực đoan của chính phủ.
Để karate không bị các nhà chức trách Nhật Bản ngăn cản, Funakoshi đã tiến hành một số thay đổi thế võ trong các bài quyền của karate. Ông cũng thận trọng gia tăng mức độ ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản vào karate bằng cách tích hợp một số yếu tố của kiếm đạo (Kendō).
Quá trình “hiện đại hóa” karate của Funakoshi còn bao gồm việc thiết kế trang phục cho những người tập luyện. Ông đã sử dụng kimono trắng (trang phục truyền thống của Nhật Bản) và karategi – các đai có nhiều màu sắc khác nhau để thể hiện cấp bậc và trình độ chuyên môn của võ sinh. Trong đó đai trắng là cấp độ thấp nhất, còn đai đen là cấp cao nhất. Người đầu tiên mặc loại trang phục này là Kano Jigoro, người sáng lập môn võ Judo và là bạn của Funakoshi. Thiết kế võ phục của Funakoshi vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Giai đoạn phát triển tiếp theo của karate bắt đầu từ khi Thế chiến II kết thúc và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản sụp đổ. Năm 1957, võ sư người Triều tiên Masutatsu Oyama đã sáng tạo một trường phái võ thuật mới gọi là Kyokushin karate. Trường phái này tập trung vào sự nhanh nhẹn, độ dẻo dai và có uy lực tấn công mạnh mẽ. Nhiều loại hình karate hiện nay đều bắt nguồn từ Kyokushin karate.
Theo Ancient Origins

 

Qua hai bài viết trên mong rằng sẽ giúp được bạn hiểu rõ về võ thuật Karate. Cảm ơn các tác giả đã viết bài chia sẻ. 

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x