Shotokan Karate là hệ phái Karate phổ biến nhất trên toàn thế giới

0
775
5/5 - (3 bình chọn)

Shotokan là phong cách Karate phổ biến nhất trên toàn thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Ông tổ của hệ phái này là Funakoshi Gichin, một võ sự và nhà ngôn ngữ học, đến từ mảnh đất Okinawa, cái nôi của môn phái này. Trước khi sáng tạo ra hệ phái Shotokan Karate, Funakoshi đã có một quãng thời gian dài  luyện tập hai môn phái võ nổi tiếng nhất Nhật Bản thời bấy giờ là Shorei-ryu và Shorin-ryu. Nhìn thấy được những ưu nhược điểm của cả hai môn phái này, ông quyết định xây dựng nên một hệ thống võ thuật của riêng cho mình dựa chính và gọi nói là Karate.

Gichin Funakoshi lần đầu tiên ra mắt Karate trước đông đảo công chúng khi đại diện cho Okinawa đến Tokyo tham dự hội diễn võ thuật do hiệp hội võ sư Nhật Butokai tổ chức. Lần đầu tiên mang văn hoá của vùng đất này đến gần hơn với nước Nhật, Funakoshi được người dân Okinawa kỳ vọng như một vị anh hùng.

Không phụ lòng mong mỏi của người dân Okinawa, ông gây ấn tượng mạnh mẽ trước công chúng cũng như giới hoàng gia Nhật Bản với môn phái mới mẻ thú vị này. Thừa thắng xông lên, sư tổ Funakoshi cùng con trai tích cực truyền bá và giảng dạy Karate bằng những buổi biểu diễn ở các trường đại học. Năm 1935, ông chính thức mở võ đường riêng mang tên Tokyo Shotokan, có nghĩa là Tùng Đào Quán và cũng là bút danh của ông

Trong Shotokan Karate, cả phần thân trên và thân dưới của cơ thể đều được phối hợp nhịp nhàng để tạo ra những đòn tấn công thẳng và mạnh mẽ. 3 phần chính của Shotokan bao gồm: Kihon, Kata và Kumite.

  • Các kỹ thuật trong kihon và kata chú trọng  giúp người học luyện tập động tác tấn vững chắc khiến cho cơ thể thăng bằng và ổn định để tối đa hóa sức mạnh các đòn đánh.
  • Kumite, có nghĩa là chiến đấu, là phần trọng tâm thứ ba của Shotokan. Sự phức tạp của “Kumite” sẽ ngày càng tăng theo đai đẳng. Người mới tập học kumite qua những đòn cơ bản, đòn tấn công vào phần đầu (jodan) hoặc phần thân (chudan).  Khi đạt đến trình độ “đai tím” trở lên, môn sinh có thể được luyện tập kumite một bước chân. (ippon kumite). Qua đó có thể tấn công chỉ bằng một bước tiến thay vì bằng bốn hoặc năm bước chân.

Đới với Shotoka, sư tổ Funakoshi không chỉ chú trọng đến phương diện chiến đấu mà còn đề cao những giá trị tinh thần của môn võ. Ông đã đặt ra hai mươi giới luật của Karate giúp người học phát triển sự khiêm tốn, lòng từ bi, tính kiên nhẫn, và sự bình tĩnh ở cả bên ngoài lẫn bên trong. Ông thường nhấn mạnh với các môn sinh rằng:

“ Bản chất của Karate là tạo nên một phong cách sống hòa hợp với con người và thiên nhiên. Kỹ thuật chiến đấu chỉ là phương tiện, mục đích của các môn sinh cần được là sự hoàn thiện về bản thân, phép đối nhân xử thế hòa hợp với cuộc sống”.

Đến tận ngày hôm nay, những triết lý mà người võ sư này đề ra vẫn là đạo luật cao cả mà người học Karate hướng đến. Đúng với những Funakoshi đã viết: “Mục đích tối thượng của Karate không phải nằm ở chiến thắng hay thất bại mà chính là sự hoàn thiện nhân cách của những ai luyện tập nó.”

Bài trướcNhững lợi ích của việc cho bé đi học võ
Bài tiếp theoKarate có mấy đai? Thứ tự các cấp đai như thế nào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây